DANH MỤC

cây hoa sứ

sứ thái lan thuộc nhóm cây mọng nước, và được mệnh danh là "hoa hồng sa mạc", được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta.
Sứ Thái Lan có thân cây và bộ rễ đẹp, hoa rực rỡ, chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc.
 
hoa sứ thái lan


(LH:0914400663)



Sứ Thái Lan tuy rất sai hoa,nhưng do ống hoa quá nhỏ gây trở ngại cho côn trùng chui vào làm việc thụ phấn, nên số quả đậu được là không nhiều. Đã thế, nếu không biết cách bảo quản quả già từ khi còn dính trên cây thì việc thu hoạch hột giống cũng khó khăn, thậm chí mất sạch. Vì khi chín, vỏ quả sẽ tự tách ra để tung hết hột văng ra ngoài. Hột hoa sứ đã nhỏ, lại có hai chùm lông tơ vừa mịn vừa dài nằm hai đầu hột, gặp gió túm lông bung ra như hai cánh chim nương theo gió bay xa.

Số hột trong quả Sứ tuy khá nhiều, nhưng cũng có nhiều hột lép không dùng được. Ta nên lựa những hột tơ tròn làm giống, và phải vặt bỏ hết những lông tơ bám trên hột mới đem gieo.

Hột tươi lấy từ trên cây xuống đem gieo ngay cũng được, nhưng kết quả không bằng đem hong gió một ngày cho se khô rồi ngâm nước một đêm có pha với dung dịch thuốc kích thích ra rễ, như vậy mau nẩy mầm hơn.

Đất gieo phải tơi xốp và làm sạch hết tạp chất cũng như cỏ dại.

Việc gieo hột không nên gieo xuống đất quá sâu, chỉ sâu độ vài phân là vừa. Nếu đặt hột giống sâu sẽ ảnh hưởng xấu đến việc nảy mầm và mọc mầm do không hấp thụ đúng mức nhiệt độ và ẩm độ của đất.
 
hoa sứ thái lan

Nên tưới sương ngày một lần trong thời gian chờ hột nảy mầm để gúp đất đủ ẩm, gúp hột nẩy mầm nhanh. Chỉ khi cây con lên được vài ba lá mới bón thúc phân đạm để cây tăng trưởng tốt. Khi cây con được vài tháng tuổi , cứng cáp mới lấy ra trồng vào nơi cố định.

cây sứ thái lan không vướng nhiều bệnh hại nhưng khi đã vướng bệnh thì nhiều trường hợp cây bị bệnh nặng và có thể chết.

Bệnh thường tập trung vào đọt, hoa và có thể là cả rễ. Tuy ít bệnh hại, nhưng ngoài sâu rầy cũng có nấm và vi khuẩn gây tác hại.

Để trị nấm gây hại trên cây sư thái bạn nên chủ động phun các thuốc diệt nấm gốc đồng, gốc kẽm hoặc một số thuốc kháng sinh kháng nấm. Tốt nhất, bạn nên tiến hành bón phân vi sinh Trichoderma cho cây sư thái lan để phòng trừ các bệnh về nấm.
 
hoa sứ thái lan

Chăm sóc để cây sứ ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán :

Vào khoảng gần cuối tháng 7 (âm lịch), nhổ cây sứ lên, rũ sạch đết, cắt bỏ hết cành lá ( tùy theo thế của cây, tùy theo sở thích của người chơi hoa...mà họ cắt bỏ đoạn cành dài bao nhiêu để cho phần cành còn lại có dáng  theo ý muốn của mình, còn nếu muốn cho cây có tàn tròn trịa, ra thật nhiều hoa thì chỉ nên cắt bỏ một đoạn ngắn,...).

Cắt xong dùng vôi nhão bôi vào chỗ vết cắt để khử trùng, tránh bị thối, sau đó đưa cây vào chỗ mát để tránh mưa nắng.

Khoảng 10 ngày sau khi thấy những chỗ vết cắt, những đầu rễ bị đứt (trong quá trình nhổ cây) đã khô thì đem trông cây sứ trở lại chậu có chứa đất trồng mới. Đất trồng phải tơi xốp, dễ thoát nước, bao gồm 1/3 tro trấu, 1/3 phân bón khô và 1/3 đất mùn mặt vương (cũng có thể thay tri trấu bằng trấu mục, cán xơ dừa hay xác cây dừa đã bị mục nát...)

Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì cây sẽ ra cành mới, mỗi cành có một vài lá non, lúc này đưa chậu dần ra ngoài nắng (khoảng 60 - 70% ánh nắng). Từ đầu tháng 10 âm lịch trở đi đưa cây ra ngoài nắng hoàn toàn (để cành mới ra sau này mập mạp và chỉ phát triển ngắn chứ không vươn dài, mềm yếu) sau này hoa mới nhiều, màu hoa mới đẹp và sặc sỡ. 
 
Vào khoảng đầu tháng chạp (tháng 12 âm lịch) những cành mới sẽ đồng loạt ra hoa, số lượng hoa ngày một nhiều, đến Tết nguyên đán cây sứ sẽ nở hoa rộ và rực rỡ.

Nếu muốn các bạn có thể đưa cây sứ vào trưng bày ở hiên, ở ban công, hay ở trong nhà vài ba ngày để làm đẹp nhà cửa trong những ngày đầu xuân mới, sau Tết lại đưa dần cây sứ ra ngoài chỗ trảng nắng.

Chú ý : Loài hoa này cần nhiều ánh sáng thì chúng mới ra hoa nhiều và có màu sắc rực rỡ. Vì thế trong những ngày Tết muốn trưng bày ở ban công hay trong nhà cho đẹp thì sau đó vẫn phải mang chúng ra ngoài nắng.
 
hoa sứ thái lan

Phòng trừ sâu bệnh :

(LH:0914400663)


Sứ thái rất dễ bị bệnh thối nhũn do nấm Phytophthora  sp gây hại. Nấm tấn công vào rễ làm rễ bị thối mềm, lá vàng nhưng không rụng. Triệu chứng đầu tiên là ở phần gốc xuất hiện những vết thối mộng nước màu xám hoặc nâu đen. Nếu bị nặng cây có thể chết. Phòng bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma tưới vào đất. Tránh tưới quá nhiều nước, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu phát hiện bệnh nên nhổ cây sứ lên, cắt bỏ phần rễ bị thối và phun thuốc hóa học như: Ridomil 70WP; Mataxyl 500WP, Aliette 80WP,…

Ngoài bệnh thối rễ, trên cây hoa sứ thái có loài sâu xanh gây hại rất phổ biến. Khi sâu trưởng thành là loài bướm, có màu sắc sặc sỡ, chiều dài thân khoảng 35-40mm, hoạt động vào buổi sáng, chúng đẻ trứng rãi rác trên mặt lá non, đọt non. Trứng hình tròn, màu trắng đục và khá lớn (khoảng 1mm).

Sau khi nở, sâu non có màu nâu đậm và nằm rãi rác trên lá non, ít di chuyển. Hình dạng của sâu tuổi lớn rất khác với hình dạng sâu tuổi nhỏ, chiều dài khoảng 40-45mm ( gần bằng ngón tay út). Phần lưng trở nên láng, màu xanh lá cây, phần bụng sâu non có màu xám trắng và có những đường màu trắng sữa chạy dọc hai bên hông. Sâu tuổi nhỏ chỉ gặm khuyết bìa lá, tuổi lớn sâu ăn cả lá, đọt và thân non. Từ tuổi 4 trở đi, chúng thường ẩn nấp sâu vào các cành lá, khi ăn mới di chuyển ra ngoài. Màu sắc của sâu rất giống màu xanh lá, cành, dễ ngụy trang nên khó phát hiện mặc dù kích thước sâu khá lớn. Nếu không phát hiện kịp thời, sâu có thể ăn trụi cả lá, đọt non và đôi khi ăn cả nụ hoa.

Biện pháp phòng trừ :

Để hạn chế tác hại của sâu, nên thường xuyên kiểm tra cây sứ nhất là lúc cây đang ra đọt non hoặc mới nhú hoa, quan sát vào buổi chiều mát mới dễ phát hiện sâu. Biện pháp hiệu quả nhất là bắt bằng tay và giết sâu. Nếu trồng sứ trên diện tích lớn, không có điều kiện bắt bằng tay, có thể phun một trong các loại thuốc trừ sâu như: Map Permethrin 50EC; Sherpa 10EC; Polytrin 440EC; Brightin 1.8EC. Phun vào lúc chiều mát
BÌNH LUẬN()