DANH MỤC

cây bồ đề

Cây bồ đề có tác dụng gì trong phong thủy nhà ở

 

Nếu có cây bồ đề trước nhà ắc hẳn quý vị sẽ không khỏi thắc mắc, nó như thế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phong thủy gia đình mình. Sau đây xin mời quý vị tham khảo bài viết có nên trồng cây bồ đề trước nhà hay không.

cây bồ đề

(LH:0914400663)

Đặc điểm của giống cây bồ đề:(lh:0914400663)

Bồ đề là cây thân gỗ, thường xanh, họ dâu tằm, cao khoảng 15m, đường kính 2m. Vỏ cây vàng nhạt, thân cây lồi lõm không tròn trịa.

Cành có rễ khí sinh rủ xuống như râu, cành bên mọc xòe ra chung quanh, tán lá tròn hoặc hình trứng ngược, rợp bóng. Lá mọc cách, hình tam giác xanh thẫm, bóng, không bắt bụi. Lá bồ đề đẹp nên vẫn được dùng đề thơ, vẽ tranh.

Hoa mọc ở nách lá và tự ẩn. Quả ẩn, tròn dẹt, chín vào mùa Đông, khi chín có màu tím đậm.

Cây bồ đề ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Đất giàu mùn, dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa.

Thân cây có nhựa, có thể chế biến thành cao su cứng. Hoa có thể dùng làm thuốc, có tác dụng giảm sốt, ra mồ hôi.

Bồ đề trồng làm cây phong cảnh rất đẹp.

Ý nghĩa của cây bồ đề

Bồ đề hay còn gọi là cây giác ngộ, một loại cây được cho là rất linh thiêng. Trong các điển tích của Phật giáo viết rằng, Đức Phật đã ngồi thiền dưới cây bồ đề, và từng bước ngộ ra được các giáo lý của Phật Giác. Chính vì thế, cây bồ đề được còn gọi là cây giác ngộ và được trồng nhiều trên thế giới, biểu tượng của một sự may mắn.

Cây Bồ Đề có nhiều điều huyền diệu mà chúng ta muốn có về nó, cũng như chúng ta luôn hướng về Chánh Pháp, muốn được học những lời giáo huấn của Đức Phật, từ bỏ những thói hư tật xấu, biết hiếu thảo tôn trọng bề trên, biết thương yêu giúp đỡ mọi người xung quanh,….

Xét về tuổi thọ của cây thì có sức sống vô cùng tận. Xét về tâm linh thì cây Bồ Đề này có giá trị âm hưởng rất sâu sắc, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi thiền định 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề đến khi thành tựu Vô Thượng chính Đẳng Chính Giác.

Nếu Tâm chúng ta hướng về Chánh Đạo thì tự nhiên hóa Bồ Đề của ta sẽ là Ấn Phật, luôn luôn được ơn trên Phật Ngài phù hộ, tu hành đúng lối, đi về đúng nẻo. Nhưng ngược lại, nếu Tâm ta không tịnh, không biết sửa chửa lổi lầm, hoàn thiện bản thân, bất hiếu mẹ cha, mưu toan hại người, không biết quay đầu xám hối… thì Bồ Đề đó sẽ là nơi trú ngụ của loài Ma Vương.

Một Phong Thủy thực hành Bồ Đề Ấn Phật trừ Tà đã và đang được áp dụng rất có hiệu quả.
Thông thường chúng ta hay sử dụng Bát Quái treo trên cánh cửa chính nhìn theo hướng ra ngoài, với mong muốn của gia chủ không cho những điều xấu xa, xui xẻo vào trong nhà mình. Nhưng thư thế cũng vô hình trung không cho những điều may mắn vào.

Nếu nhà bạn chuẩn bị xây, bạn có thể thỉnh về ghim ở 4 góc của miếng đất nhà mình, khi đến nơi cũng khấn xin thổ thần cai quản ở khu đất đó, vừa ghim nhánh Ấn Bồ Đề vừa niệm Phật xin Ngài Minh Chứng. Như thế Ấn Phật đã được đánh dấu, bạn có thể an Tâm nơi mình ở được bình an.

Ngoài ra cũng có một số người phát minh hữu hiệu về sự mầu nhiệm của cây Bồ Đề. Cho ra đời sản phẩm Bột trừ tà và Tẩy uế làm được làm bằng những nhánh cây, rễ cây và lá cây Bồ Đề và các loại cây lá khác. Xây nhuyễn và nguyện vào nhau thành một hợp chất vô cùng đặc biệt. Nhưng vấn đề còn lại, không thể thiếu được khi cho ra sản phẩm Bột trừ tà và Bột tẩy uế là phải bắt buộc Trì tụng cho kỹ, để cho những bột này “nâng tầng” thành một loại bột có sức sống về mặt tâm linh.

Bột tẩy uế cũng có thể giúp chúng ta tẩy uế những gì không tốt với bản thân mình, hay nhà cửa mới mua hay mới xây… hoặc trong những ngày gần tết cần phải Trừ Tà và Tẩy uế cho những gì không tốt mà còn đọng lại trong năm.

“Cây Bồ Đề mà Đức Phật Bhagawan ngồi thiền trước kia bây giờ không còn nữa. Cây đã bị hủy diệt năm 1874 (Pl. 2418). Một nhánh của cây Bồ Đề này đã được Tỳ-kheo-ni Sanghamitta, con gái vua A-dục mang đến trồng tại thủ đô Anuradhapura, Tích Lan. Khi cây gốc bị hủy diệt năm 1874, một nhánh cây con mới mọc lên và đó là cây Bồ Đề sum suê tại Bồ Đề Đạo Tràng hiện nay. Cây mọc rất tươi tốt và rậm đầy lá xanh.”

Như vậy, từ cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng trong thời Đức Phật đã được chiết tới trồng tại cổng tu viện Jetavana ở Shravasti. Rồi khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch, một nhánh phía nam của cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng được chiết trồng tại Tích Lan. Sau đó vào thế kỷ XX, ba nhánh Bồ Đề tại Tích Lan lại được mang về Ấn Độ và trồng tại Sarnath, Vườn Nai, nơi Đức Phật chuyển pháp luân trao gởi bức thông điệp cứu khổ lần đầu tiên cho năm anh em Kiều, Trần, Như và tất cả loài người chúng ta.

Qua những dẫn chứng dữ liệu như trên, ta có thể biết rằng trong hành trình lịch sử tìm cầu chân lý, chính dưới cội Bồ Đề bên dòng sông Ni liên thuyền, thuộc làng Ưu lâu tần loa, thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ và chỉ bày ánh sáng giác ngộ đó cho tất cả chúng ta . Đây là một sự kiện hiện hữu có thật và được lịch sử chứng minh xác nhận.

Cùng chung với số phận thăng trầm của lịch sử Phật giáo, cây Bồ Đề cũng đã biết bao nhiêu lần bị chặt đốt thiêu hủy do ngọn gió thiên tai vô thường xói mòn và do lòng người tàn ác đã biết bao lần muốn xóa tan vết tích của nó. Thế nhưng, kỳ diệu thay! Hạt giống Bồ Đề vẫn tìm cách đâm chồi nảy lộc. Sự hồi sanh bắt đầu thay cho mầm hủy diệt và trở lại xanh tốt.

BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM