DANH MỤC

cây cọ dầu

Cọ dầu được trồng để lấy các buồng quả của nó, mỗi buồng quả có thể cân nặng tới 40–50 kg. Sau khi thu hoạch, toàn bộ quả (cùi thịt, hạt) đều được dùng để sản xuất xà phòng và dầu thực vật dùng trong nấu ăn; các phẩm cấp dầu cọ khác nhau thu được từ hạt hay cùi thịt, trong đó dầu từ cùi thịt chủ yếu dùng cho nấu ăn còn dầu từ hạt được dùng để chế biến thực phẩm.

(LH:0914400663)

cây cọ dầu

Mỗi hecta cọ dầu, được thu hoạch quanh năm sẽ cho sản lượng hàng năm vào khoảng 10 tấn quả, từ đó có thể sản xuất được 3 tấn dầu cọ từ vỏ quả và thu được khoảng 750 kg hạt, từ đây lại có thể sản xuất ra 250 kg dầu cọ từ hạt có chất lượng cao và 500 kg bã hạt. Bã được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Một vài giống thậm chí còn có năng suất cao hơn, điều này làm cho người ta nghĩ đến chúng như một loại cây tiềm năng cho việc sản xuất dầu thực vật cần thiết để sản xuất dầu điêzen sinh học.

Cọ Dầu châu Phi được đưa vào Sumatra và khu vực Malaya vào đầu những năm thập niên 1900; nhiều đồn điền lớn trồng cọ dầu hiện nay nằm trong khu vực này, với diện tích trồng của Malaysia là trên 20.000 km². Malaysia cho rằng năm 1995 nước này là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới với 51% tổng sản lượng toàn thế giới.

Dầu cọ rất giàu vitamin K và magiê dạng tiêu hóa được. Dầu cọ chứa khoảng 43 % chất béo no, khoảng 43 % chất béo chưa no đơn nhóm và 13 % chất béo chưa no đa nhóm.

Giá trị dinh dưỡng cao của dầu cọ có nghĩa là quả cọ dầu bị nhiều loại động vật dùng làm thức ăn, bao gồm (nhưng không chắc lắm) hai loại chim săn mồi là kền kền cọ (Gypohierax angolensis) và diều mướp châu Phi (Polyboroides typus).

Đặc điểm nhận biết :

– Cây Cọ Dầu có thể cao 20m, đường kính có thể lên tới 45cm.

– Cọ Dầu là cây thân cột, bẹ cuống lá lởm chởm quanh thân.

– Lá đơn dài 1 -3m xẻ thùy lông chim, mép cuống lá cọ dầu có gai.

– Hoa tự hình bông đơn hoặc phân nhánh thường tập trung ở ngọn Cây Cọ Dầu.

– Hoa tự đực hình bông đuôi sóc, đỉnh có móc sắc. Hoa đực nhỏ.

– Hoa tự cái hình bông phân nhánh. Hoa cái nhỏ, bầu 3 ô.

– Cọ Dầu có quả hạch hình trứng, khi chín màu vàng, dài 4 -4.5cm.Vỏ quả giữ nhiều sợi, vỏ quả trong hoá gỗ, đỉnh có 3 lỗ nhỏ.

Đặc tính sinh học và sinh thái học Cây Cọ Dầu

– Cây Cọ Dầu mọc nhanh, sau 2 -3 năm có thể ra hoa kết quả. Quả cọ dầu chín tháng 7 -12.

– Cây Cọ Dầu ưa sáng, thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân 24 -28oC, lượng mưa trên 2000mm, đất cát pha, ẩm, hơi chua.

Phân bố địa lý và giá trị sử dụng Cây Cọ Dầu

– Cây Cọ Dầu có nguồn gốc từ nhiệt đới Châu Phi, đã được gây trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới Châu Á. ở Việt Nam Cây Cọ Dầu được trồng từ các tỉnh Miền Trung vào phía Nam.

– Vỏ quả, nhân trong hạt cọ dầu chứa nhiều dầu có thể ép lấy dầu ăn hoặc dùng trong công nghiệp in, sơn, xà phòng.

– Cây Cọ Dầu trồng làm cây cảnh quan đường phố, công sở, quảng trường.

Cách xử lý hạt giống tạo Cây Cọ Dầu con

Bước 1: Làm sạch hạt cọ dầu, loại bỏ những hạt kém chất lượng ít có khả năng nẩy mầm.

Bước 2: Ngâm hạt cọ dầu trong dung dịch nước 3 sôi + 2 lạnh (70 -75oC) trong vòng 5 ngày (Sau 5 ngày ta có thể kiểm tra sức nẩy mầm bằng cách đập vỡ lớp vở ngoài của hạt, dùng dao khía nhẹ ở phía có mầm hạt. Lúc này ta có thể nhìn thấy mầm hạt nhỏ mầu xanh trắng).

Bước 3:

+ Sau 5 ngày ta vớt hạt ra rửa sạch rồi tiếp tục ngâm hạt trong dung dịch thuốc Agriconik trong vòng 24 giờ (Thuốc có tác dụng kích thích hạt cọ dầu nẩy mầm).

+ Sau 1 ngày ngâm hạt cọ dầu trong dung dịch thuốc nước ta vớt hạt ra phơi trong nắng nhẹ, ban đêm lại ngâm hạt vào trong dung dịch thuốc nước. Cứ làm như vậy trong vòng 3 ngày.

+ Sau 3 ngày ta vớt hạt ra rửa sạch cho hạt cọ dầu vào bao tải rồi đem ủ vào phân tươi hoặc phân chuồng đang ủ (Làm như vậy có tác dụng kích thích hạt nẩy mầm nhanh hơn). Khoảng 4 ngày sau ta nhấc hạt ra rửa chua đồng thời giết chết các con vật định ăn lá mầm. Sau khi rửa chua ta lại cho hạt vào bao và đem ủ trong phân. Làm như vậy 3 lần rồi lấy hạt đem ủ vào luống gieo.

Bước 4: Gieo hạt cọ dầu vào luống ươm hoặc tra thẳng vào bầu dinh dưỡng.

+ Nếu tra hạt thẳng vào bầu thường dùng túi bầu 15x21cm. (Hỗn hợp bầu đất thông thường hoặc bầu cát có tỷ lệ 50% Cát + 50% Phân chuồng hoai).

+ Nếu gieo hạt cọ dầu vào luống ta phải làm sạch luống sau đó vãi đều hạt lên mặt luống và tủ một lớp đất dày từ 3 -5 cm. Trên mặt luống ta nên tấp lại bằng lá phân xanh hoặc bèo tây. Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp tra thẳng hạt vào bầu do ta có thể lựa chọn được cây con đạt tiêu chuẩn.

Chú ý:

– Trong lúc ủ hạt cọ dầu ta cần phải tưới nước thường xuyên.

– Sau 2 -3 tháng hạt cọ dầu sẽ nẩy mầm. Lúc này ta dùng tay bới nhẹ lớp đất ra lấy hạt đem tra vào bầu dinh dưỡng (Tốt nhất là hỗn hợp bầu cát tỷ lệ 1 Cát : 1 Phân chuồng).

BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM