DANH MỤC

Phòng chữa bệnh Rỉ Sắt trên cây Hoa Hồng

Hiện nay có rất nhiều người hỏi em rằng bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là gi và nguyên nhân gây ra bệnh rỉ sắt và cách phòng và chữa bệnh rỉ sắt như thế này, sau đây em sẽ cho mọi người thấy nguyên nhân và cácphòng chữa bênh rỉ săt ở cây hoa hồng và cách chữa bệnh rĩ sắt như sau:

benh-ri-sat-1

I Nguyên nhân bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng.

Bệnh rỉ sắt là do nấm Phragmidium mucronatum, thuốc lớp nấm đảm Basidiomycetes gây ra.

Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện vào đầu mùa xuân và khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch,  bệnh phát triển phá hại mạnh trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao (> 80%), lá ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 25oC..

các bào tử lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại, nhiệt độ cho nấm phát triển và rất nhanh chóng lan ra cả ruộng trồng hoa hồng nếu có thời tiết như gió và mưa ẩm ướt thì đó chính là đang tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh hơn.

II.bệnh rể dàng nhận thấy.

Ban đầu chỗ bị bệnh xuất hiện các chấm vàng, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen về sau những cục u này có đường kính khỏang 0,5-1,5mm, vỡ tung ra giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt. Nếu cây hồng bị bệnh rỉ sắt nặng trên một lá có thể có rất nhiều điểm bệnh làm cho lá bị khô cháy và rụng sớm, cây trở nên xơ xác , còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít hoa hoặc hoa nhỏ, không đẹp. Cành bị bệnh thường phồng lên. Bệnh rỉ sắt thường gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết ấm áp, có mưa ẩm nhiều.

III.cách đặc trị.

Ta có thể phun các loại thuốc sau để trị bệnh: Copper-Zinc 85WP, Copper-B 75WP, Vizincop 50BTN…Về liều lượng và cách sử dụng  nên đọc hướng dẫn in sẵn trên bao bì.

benh-ri-sat-2

(LH:0914400663)

IY.cách phòng bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng.

– làm sạch đất xung quang gốc và thường xuyên phát quang bụi dậm xung quanh để cho cây có thể đón ánh năng 8 tiếng/ ngày.

– Không nên trồng dầy, để vườn hoa luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn,tránh tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh rỉ sắt phát sinh, phát triển.

– Thường xuyên tỉa bỏ và thu gom những cành già, cành bị sâu bệnh, những lá bị bệnh nặng, những lá khô rụng dưới đất… đem tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong vườn.

– Tăng cường bón thêm phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca,Mg… tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

– Tưới nước đủ, tránh để nước ứ đọng nhiều trên mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh lây lan, xâm nhập phá hại.

benh-ri-sat-3

benh-ri-sat-4 benh-ri-sat-5 benh-ri-sat-6 benh-ri-sat-7

BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM