DANH MỤC

cây cau ta(cau ăn trầu)

Cây Cau ta - đa tác dụng(lh:0914400663)

Cây Cau ta (Areca catechu L) 

Thuộc họ Cau dừa (Arecaceae) 
a. Đặc điểm nhận biết cây cau: 

- Cau là cây thân cột, có thể cao hơn 20m, đường kính trung bình từ 10 - 15cm, có nhiều đốt do sẹo của bẹ lá tạo thành. 

- Lá đơn dài > 1,5m, phiến lẻ xẻ thùy sâu hình dạng lông chim, lá lúc non được gấp nếp với nhau theo chiều dọc. 

- Bẹ lá cau dạng mo, bao bọc xung quanh thân, khi rụng để lại sẹo. 

- Hoa cau ở nách lá, phân thành nhiều nhánh. 

- Quả hạch hình trứng trái xoan, khi chín màu vàng. 

b. Đặc tính sinh học và sinh thái học cây cau

- Cau trên 5 tuổi mới có khả năng ra hoa. 

- Mùa ra hoa tháng 3 rải rác đến tháng 8 và thường chín ở tháng 12 đến tháng 3 năm sau. 

- Cây cau lúc nhỏ chịu bóng, càng lớn cây càng ưa sáng 

- Cây cau thích hợp ở những nơi đất ẩm, đất tốt. 
Chúng tôi chuyên cung cấp, bán cây cau các loại để trồng cây công trình, biệt thự sân vườn, khu công nghiệp, khu đô thị, các dự án cây xanh cảnh quan. Các cây cau nhỏ có chiều cao từ 100 cm đến 200 cm, các cây cau nhỡ có chiều cao từ 200 cm đến 300 cm, thích hợp trồng nhà vườn, sân vườn cơ quan, khu đô thị. Các cây cau có chiều cao lớn hơn, từ 300 cm trở lên, thích hợp trồng để tôn cao các công trình kiến trúc gần kề, tạo không gian cảnh quan tương xứng. Hãy liên hệ với chúng tôi để có thông tin chi tiết.

c. Phân bố địa lý và giá trị sử dụng cây cau: 

- Cau có khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, và có mặt hầu hết trong các làng bản Việt Nam. 

- Quả Cau được dùng để thờ cúng, là lễ vật trong cưới xin và các ông bà già thường lấy quả ăn trầu nhai cho đỏ môi, thơm miệng, chắc răng. 

- Cây Cau là một loại cây làm cảnh rất đẹp thường được trồng gần nhà, dọc đường đi lại … tạo vẻ đẹp cảnh quan, khuôn viên cho ngôi nhà và tạo bóng mát. 

- Thân cây Cau khi già rất cứng, bền, ít mối mọt, thường dùng làm rui lợp nhà, ngoài ra có thể làm cột giàn che, làm ống dẫn nước. 

-Bẹ (Mo) Cau ngày xưa dùng làm quạt tay để quạt gió cho mát những lúc trời nóng, dùng làm vật để chống nóng tay khi bứng nồi đang nấu trên bếp xuống, dùng làm gáo múc nước. 

- Ruột cây Cau làm môi trường sống cho các loài cây Phong lan sống rất tốt. 

d. Cách gieo ươm tạo giống cây cau con 

- Để quả cau trên cây cho chín khô, khi quả chuyển sang màu vàng óng, hơi khô thì thu hoạch. 

- Sau khi thu hoạch thì ta vặt bỏ cuống, giữ lại quả. 

- Tiến hành làm luống trồng cau, luống được làm ở những vị trí đất tốt, ẩm, dễ tưới nước. 

- Ươm quả Cau: Đặt quả Cau dựng đứng cho đầu cuống lên phía trên, lấy que chọc lấy lỗ và cho quả Cau xuống > 2/3 quả, cuống < 1/3 quả nổi lờn trờn mặt đất không tấp đất. Khoảng cách giữa các quả với nhau, hàng cách hàng, cây cách cây là 0,5 x 0,5m. - Tiến hành tưới nước cho ướt, đất ẩm thì mới được.
.............

Cây cau (lấy quả ăn trầu) có nguồn gốc từ Đông Nam á, thường được trồng để lấy quả ăn trầu, vì có dáng đẹp, không chiếm nhiều diện tích nên người ta thường sử dụng làm cây cảnh, trồng ở các lối đi, sát bờ tường, sát hiên nhà hay trong các khuôn viên sân vườn ở gia đình, công sở.

Cây cau lấy quả ăn trầu có 3 dạng:

+ Dạng cây cau thông thường: cây cao (các đốt dài cách nhau 5 - 10cm); phát triển chiều cao rất nhanh (sau 6 -7 năm cao 7 - 8m).

+ Dạng cây cau lùn (các đốt dày sít vào nhau); tốc độ phát triển chiều cao rất chậm (sau 10 - 15 năm cao khoảng 2 - 2,5m).

+ Dạng cây cau cao trung bình (cau lai): Là cây được lai từ 2 dạng cây trên.

Cây cau được nhân giống chủ yếu bằng hạt (quả). Cách làm như sau: Chọn những cây cau khỏe, xanh tốt, khi quả còn nhỏ, bỏ bớt một số chùm đầu, chọn những quả mẩy, đều, để cho chín vàng mới thu hoạch. Kinh nghiệm dân gian cho rằng: Chọn cây cau đã cho thu quả 2 - 3 vụ và quả ở buồng cuối thì tỷ lệ nảy mầm và sức sinh trưởng của cây con sẽ cao hơn. Khi thu hoạch chỉ để 3 - 5 ngày, sau đó cắt bỏ phía đầu vỏ quả, tạo điều kiện cho mầm phát triển và đưa vào ủ trong cát sạch để nảy mầm rồi mới cho vào luống ươm. Trong quá trình ủ cần giữ độ ẩm khoảng 70 - 80% và đề phòng kiến, bọ hung cắn phá. Khoảng 3 - 4 tháng sau, cây cau cao 20 - 30cm có thể mang đi trồng nơi cố định.

Do cau là cây vừa có khả năng tự thụ phấn, vừa là cây giao phấn nên khả năng phân ly lớn. Hạt lấy từ cây cau mẹ dạng lùn chưa chắc sau này cây con đã lùn mà chỉ giữ được khoảng 30% đặc tính di truyền của cây cau mẹ

(LH:0914400663)

BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM