DANH MỤC

cây khế

Khế là loại cây được trồng phổ biến tại Việt Nam. Quả của nó có tác dụng chữa cảm, viêm họng, giảm cân, tốt cho tim mạch… Trong khi đó, lá khế được dùng để chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng.

Ky thuat trong va cham soc cay khe trong chau cho qua sai triu - Anh 1

Cây khế giống. (LH:0914400663)

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng khế. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dưa hấu cho quả to, vị ngọt lịm tại nhà

Đất trồng

Khế ưa phát triển ở những loại đất mùn tơi xốp và có độ pH từ 5,5 - 6,5. Trước khi cho đất này vào nên lót một ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cảnh để dễ thoát nước.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Khế có thể phân làm hai loại giống: Giống khế ngọt và giống khế chua. Nhận biết qua vị trái và đặc tính của giống.

Giống khế ngọt: Cây thường bé, cành rũ xuống, lá có màu xanh nhạt, đọt màu nâu, hoa màu hồng. Trái chín màu vàng nhạt, hạt gần như trắng.

Giống khế chua: Thường tổng hợp cây, cành dựng, đọt non màu nâu đỏ sẫm hơn khế ngọt, chét lá tổng hợp, mỏng, màu xanh tối, màu hoa đỏ sẫm, trái tổng hợp, vàng đậm, hạt có màu nâu.

Thường người ta nhân giống khế bằng gieo hạt, bởi khế mau cho thu hoạch. Sau trồng độ một năm cây khế đã có trái. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian bạn có thể mua sẵn cây giống ở các vựa nông sản.

Chọn những trái khế chín cây, trên những cây đã cho thu hoạch từ ba vụ trở lên. Cả quả và cây không bị sâu bệnh hại. Chọn làm giống những trái to, múi đều, dày. Tách múi, lấy hạt, rửa sạch lớp nhầy bao quanh hạt. Loại bỏ những hạt nhỏ, hạt lép mọc mầm yếu, phơi trong bóng râm cho khô để cất giữ hoặc gieo ngay sau khi rửa sạch.

Ky thuat trong va cham soc cay khe trong chau cho qua sai triu - Anh 2

Hoa khế. Ảnh minh họa.

2. Trồng cây

Hạt khế nhỏ, dẹt khó gieo. Vậy đất để gieo hạt, cần làm kỹ, đất xốp, đập vụn và đủ ẩm. Gieo khế vào đầu mùa xuân. Sau khi gieo độ 15 - 20 ngày, hạt nảy mầm và bén rễ.

Đến khi cây được 5 - 7 lá thật thì tiến hành loại bỏ những cây kém phát triển, còi cọc. Đem những cây khỏe mạnh ra trồng.

Ky thuat trong va cham soc cay khe trong chau cho qua sai triu - Anh 3

Cây khế sai trĩu quả. (LH:0914400663)

3. Chăm sóc

Cần cũng cấp đủ nước cho cây trong những giai đoạn cần thiết như lúc mới trồng, khi cây ra hoa, đậu quả…

Khi cây cao độ 80cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng.

Cần lấy cọc chống đỡ cho cành, cây khế. Vì cành, cây khế giòn, dễ gãy (thời kỳ sắp thu hoạch trái).

Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hòa quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại.

Khi trồng cây được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Sau đó cứ khoảng 1 - 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân tiến hành làm cỏ và vun xới gốc.

Ky thuat trong va cham soc cay khe trong chau cho qua sai triu - Anh 4

Chùm khế chín vàng. .(LH:0914400663)

4. Thu hoạch

Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tùy theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM