DANH MỤC

cây đa bonsai

Cây đa, tên khác : cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da, có danh pháp khoa học hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn.
Cây Đa, giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si (Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata), quả vả hoặc vô hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu cổ (Ficus pumila), sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.

Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng. Cây đa lớn nhất còn sống tại Pune (Ấn Độ) có đường kính tán tới 800 m xung quanh thân chính của nó.

Sinh học và sinh thái học

Trồng trọt : Cây đa được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới (Bailey và Bailey 1976). Cây đa là loài cây lớn nhất thế giới tính theo bề rộng thân và cành cây (Riffle 1998) với một số cây đa cổ thụ có thể che phủ một diện tích tới vài nghìn mét vuông. Loài cây này có quả màu huyết dụ và các rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất.

Cây đa
Một gốc đa cổ thụ(lh:0914400663)

Phổ biến : Cây đa có thể sinh sôi phát triển ở những vùng mà loài sinh vật thụ phấn cho nó là loài ong bắp cày (Eupristina masoni) (theo Nadel 1991) có mặt. Cây đa cũng có thể phát triển nhờ các kỹ thuật sinh sản vô tính như chiết hay dâm cành. Nó có thể bắt đầu cuộc sống biểu sinh trên các loại cây khác.

Phân tán : Loài cây này có thể phân tán nhờ một số loài chim ăn quả như sáo nâu (Acridotheres tristis), một số loài bồ câu như bồ câu vằn (Geopelia striata) hay chim cu gáy (Streptopelia chinensis) và chim sẻ (Passer domesticus).

Lá đa, quả đa
Lá đa, quả đa(lh:0914400663)

Phân bố

Nguồn gốc : Theo Neal (1965) thì cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó sinh sống được với cao độ tới khoảng 600 m (khoảng 2.000 ft), đặc biệt trong những khu vực khô ráo. Theo Riffle (1998)thì cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia.

Phân bố toàn cầu : Cây đa được trồng rộng khắp khu vực nhiệt đới và mọc hoang tại phần lớn các khu vực nhiệt đới ẩm ướt trên Trái Đất (Riffle 1998).

Tại Mỹ, nó có mặt tại Miami (Florida), Hawaii. Cây đa đầu tiên tại Mỹ đã được Edison trồng tại Fort Myers (Florida).

Tại Úc, nó được tìm thấy mọc hoang ở khu vực đông bắc và trung tâm Queensland (Chew 1989, PIER 2000). PIER (2000) còn thông báo là nó được trồng ở Samoa, quần đảo Bắc Mariana, Guam, Fiji, Polynesia và Kiribati.

Cây đa lâu đời nhất do con người trồng

Cây đa nổi tiếng nhất có tên Sacred Fig (cây thần) được tìm thấy tại Anuradhapura, Sri Lanka. Người ta truyền rằng đây chính là một cây được phát triển từ cái gốc của một cây khác kể từ khi đạo Phật được khai sáng vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Với ước tính được trồng từ khoảng 288 trước Công nguyên, cây đa này được đánh giá như là một loại cây già nhất thế giới do con người trồng.

Cây đa già nhất thế giới ( Sacred Fig ) do con người trồng tại Sri Lanka

(LH:0914400663)



Cây đa già nhất thế giới ( Sacred Fig ) do con người trồng tại Sri Lanka
Cây đa già nhất thế giới ( Sacred Fig ) do con người trồng tại Sri Lanka

(LH:0914400663)



Cây đa tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa.

Nó còn gắn liền với hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những hình tượng như "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò", qua điệu dân ca lý cây đa. Nó cũng xuất hiện trong sự tích Thằng Cuội trên Cung Quảng Hàm.


Cây đa nghìn tuổi bên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, cây đa xóm Quýt (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội)
Cây đa nghìn tuổi bên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, cây đa xóm Quýt (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) 

(LH:0914400663)



Cây đa nghìn tuổi bên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, cây đa xóm Quýt (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội)
Cây đa nghìn tuổi bên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, cây đa xóm Quýt (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) 

(LH:0914400663)



Cây đa lịch sử Tân Trào
Cây đa lịch sử Tân Trào - Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Cây đa "bách niên đại thụ" ở bán đảo Sơn Trà đang được TP Đà Nẵng lập hồ sơ đề nghị xét công nhận là "cây di sản Việt Nam"
Cây đa "bách niên đại thụ" 800 tuổi ở bán đảo Sơn Trà đang được TP Đà Nẵng lập hồ sơ đề nghị xét công nhận là "cây di sản Việt Nam".

Ở Hải Phòng, có một cây đa nhiều gốc (13 gốc), tên gọi của nó trở thành một địa danh: Cây đa 13 gốc, ở tại xóm Trại, xã Đằng Giang, quận Ngô Quyền. Cây đa 13 gốc là một cảnh quan đẹp, thu hút nhiều khách tới tham quan. Ngày rằm, mùng 1 hằng tháng, đặc biệt là đêm giao thừa, người ta tới thắp hương, cầu may đông như trảy hội.

Cây đa 13 gốc ở Hải Phòng

(LH:0914400663)


Cây đa 13 gốc ở Hải Phòng

Cây đa 13 gốc ở Hải Phòng
Cây đa 13 gốc ở Hải Phòng

Cây đa trong tục ngữ, ca dao:

"Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa".

"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề".

"Cây thị có ma, cây đa có thần".

"Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ".

"Không tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền thì hãy lân la vào hàng".

"Em đang dệt vải quay tơ
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
Hẹn giờ ra gốc cây đa
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao".

"Cây đa là cây đa bến cũ, bến cũ là bến cũ đò xưa
Ôi thôi rồi, người khác sang đưa
Thiếp nhìn chàng lưng léo, nước sa xuống như mưa hỡi chàng".

Một số hình ảnh đẹp về cây Đa làng quê Việt Nam:

cây đa
Cây đa

cây đa,cây đa cổng làng
Cây đa cổng làng

cây đa,cây đa sân đình
Cây đa sân đình

Cây đa cổng làng
Cây đa cổng làng

cây đa
Cây đa

cây đa,cây đa bến nước
Cây đa bến nước

cây đa,cây đa sân đình và lễ hội
Cây đa sân đình và lễ hội
BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM